“Hùm thiêng một cặp nhu mỳ

Một đôi bốn mắt từ bi mơ màng

Từ phen đá biết tuổi vàng

Một lời vâng tạc muôn vàn mai sau

Ăn làm sao? nói làm sao?

Thủy chung muôn một? còn đau đớn nghìn?

Hùm thiêng chắp nối của tin

AD

Cho người thổn thức cầu xin đá vàng

Ấy từ khởi sự dư vang

“Ngựa về Núi Đá điêu tàn đầu thai”

Em về trúc thạch mốt mai

Sẽ nhìn thấy mãi thiên tài chết điên

Từ Bi một cặp Hùm Thiêng

Sẽ từ đó nói liên miên một lời”

Phân tích bài thơ”mười hai con mắt” của Bùi Giáng theo phương pháp phê bình phân tâm học.

Bùi Giáng là nhà thơ xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng lạ mà thật độc đáo. Cuộc đời ông trải qua bao thăng trầm và biến cố của của một thời chiến tranh ác liệt,ông là người đi qua nó. Với những người từng trải qua nhiều thăng trầm và nhất là những mất mát quá lớn từ gia đình thì trong ông mang nhiều tâm trạng đáu đáu về niềm tin, về sự cô đơn và giải thoát nỗi cô đơn.

Về gia đình thì ông là người thương vợ, tận tình chăm sóc và yêu thương mái ấm nhỏ của mình, nhưng tình yêu ấy không được trọn vẹn khi người vợ của ông sinh non mà chết, từ đó ông ở vậy cho tới khi qua đời. Cuộc đời Bùi Giáng từ đó đi theo một ngả mới, với những u sầu, những nỗi niềm bất định nào đó đã in sâu vào sâu thẳm con người ông. Có thể là để quên đi cái buồn, cũng có thể là để tìm giải thoát cho mình chăng mà ông đã bỏ nhà để đi lang thang khắp các con đường, ngõ ngách của Sài thành. Ông sống một cuộc đời có thể coi là “du mục”, nay đây, mai đó. Xem các bãi cây, ngọn cỏ ven đường là bạn, các gầm cầu, mái hiên là nhà…và cũng chính vì thế mà ông còn được gọi là nhà thơ “điên” cuộc đời ông là vậy từ khi biến cố ấy xảy ra.

Có thể nói cái “phiêu du” ấy mang đến cho ông nhiều cái nhìn, nhiều góc quay cận cảnh về cuộc đời, về những mối quan tâm, những điều nhỏ nhặt xảy ra ngoài xã hội. chính những cuộc đi ấy mà thơ ông mang nhiều nỗi buồn, sự ám ảnh về nỗi cô đơn luôn thường trực trong thơ Bùi Giáng.

ad

Cái “điên” – ẩn trong đó là nỗi buồn sự cô đơn đến cùng cực, nhưng cái buồn của ông khó để người đọc đoán định được,nhưng ẩn chứa trong đó là tâm hồn ông. Ngôn ngữ thơ ông vừa gói kín, gợi trạng thái mơ hồ nửa thực nửa hư, nửa hồn nhiên, nửa thương đau và đặc biệ ẩn trong đó là nỗi cô độc sâu kín trong tâm hồn.

Trong thơ ông nỗi đau ấy cứ bàng bạc, người đọc khó có thể khám phá ra nỗi đau đó là gì? Nhưng đọc lên nổi đau đó cứ lởn vởn hiện ra.

Mười hai con mắt là bài thơ mang nhiều tâm trạng của Bùi Giáng, nó khắc khoải, nó lo âu và nó có thể hướng đến sự giải thoát .

Hùm thiêng một cặp nhu mỳ

Một đôi bốn mắt từ bi mơ màng.

Thật vậy trên đời này khi được sinh ra ai cũng như ai. Dù người đó bình thường, nhỏ bé hay con người vĩ đại, to lớn ở bên ngoài thì trong mỗi con người vẫn ẩn sâu trong đó là bản tính hiền lành,ôn hòa, chịu đựng, có thể chấp nhận và đón nhạn những tổn thương mà người khác đem lại nhưng lại không cay đắng – đó cũng có thể được xem là cái điên của tác giả.

Nhưng tại sao một đôi không phải là 2 con mắt mà tới 4 con mắt,đây chắc hẳn không phải tác giả muốn tả thực mà chỉ dùng hình ảnh con mắt để nói lên mong muốn của mình: ông không muốn nhìn đời bằng đôi mắt sinh học, từ một hướng mà ông nhìn nhận cuộc đời bằng nhiều chiều khác nữa đó là chiều cao, chiều rộng và cả chiều sâu nữa…

Và nếu muốn làm được như vậy thì ông phải nhìn cuộc đời bằng chính tâm hồn, và những chiêm nghiệm mà cuộc đời ông đã trải qua.

Từ phen đá biết tuổi vàng

Một lời vâng tạc muôn vàn mai sau.

“ đá” là một sự vật vô tri vô giác, nhưng qua cái nhìn của tác giả ông đã thổi hồn mình vào nó, và giờ nó cũng có thể là chính ông trăn trở về cuộc đời mình vậy. Hai từ “tuổi vàng” của đá thấp thoáng trong đó ta thấy một câu hỏi lớn của tác giả về số phận, về cuộc đời của chính mình.

Đi và lặng thinh nhìn cuộc sống nhưng có ít khi ông nhìn lại mình, và đây cũng là lúc mà ông làm điều đó chăng?

AD

Đó cũng có thể là cái tôi trỗi dậy, ông ý thức tuổi tác của mình, thời gian tồn tại của mình là hữu hạn còn cuộc đời là vô hạn. Khi ý thức được điều này nỗi cô đơn lại dày xéo, thổn thức trong ông, cũng chính vì thế mà có thể ông muốn khẳng định mình, muốn để đời một cái gì đó cho hậu thế.

Nhưng nỗi buồn trong thơ ông thường bất định, không thể nắm bắt được nó vô định, bâng quơ, thơ ông như chính con người, cuộc đời ông vậy

Mười hai con mắt mang trong mình nhiều nổi trăn trở ám ảnh của nhà thơ về cuộc đời, những vần thơ ông vừa có tính đời thường vừa có tính thoát tục .

Cuối bài thơ là tính thoát li cuộc sống khá lớn, những hình ảnh mang đậm chất nhà phật, cõi tiên được Bùi Giáng thể hiện khá sinh động vừa thực mà vừa hư

Hùm thiêng chắp nối của tin

Cho người thổn thức cầu xin đá vàng

Ấy từ khởi sự dư vang

“Ngựa về Núi Đá điêu tàn đầu thai

Chuyện tình yêu cũng được Bùi Giáng thể hiện qua nhưng chỉ thoáng qua và rất nhẹ nhàng. Đặc biệt là có lẽ xuất phát từ sâu thẳm ý thúc về thân phận thiên tài “ phong vân bạc mệnh” như Nguyễn Du

Em về trúc thạch mốt mai

AD

Sẽ nhìn thấy mãi thiên tài chết điên.

Như vậy bao trùm bài thơ là nỗi ám ảnh về sự cô đơn, tâm trạng đau đáu nhìn về cuộc đời nhưng ông nhận ra rằng cuộc đời lại khó có chỗ cho ông nương nhờ. Lúc đầu ông thương người, đau với nỗi đau của họ nhưng khi ông nhìn lại và thấy chính nỗi đau của mình thì nó dường như đã mang trong ông nỗi ám ảnh, day dứt tưởng chừng như ngột thở, giết chết ông và cho ông sống trong những cái vô thức của mình, điều này đã là nên một Bùi Giáng độc đáo trên văn đàn nước ta.