AD

Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân

AD

Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là tác phẩm đúc kết lên một triết lí nhân sinh, rằng con người có thể chinh phục mọi thứ nếu có sự đoàn kết, ý chí và sức mạnh.

Về tác giả Ngô Thừa Ân

Ngô Thừa Ân (1500 hoặc 1506 – 1581), tự Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương Sơn Nhân, là một tác giả văn học Trung Quốc, sống vào đời Minh.Ông sinh tại Hoài An, tỉnh Giang Tô. Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ thêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuất thân là quan lại qua con đường khoa cử.

Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm. Theo tương truyền, Ngô Thừa Ân từ nhỏ đã say mê những truyện thần tiên yêu quái. Khi bị cha cấm, ông từng trốn cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ ngồi đọc.Lớn lên, ông tỏ ra là người có tính tình khảng khái, những câu nói của ông lúc bấy giờ thể hiện tính cách của ông: “không để người đời thương hại”, “trong lòng mài mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức”. Ngô Thừa Ân nổi tiếng văn hay chữ tốt và rất thích hài kịch. Ông từng viết nhiều tạp kĩ, lừng danh một thời.

Tuy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Ngô Thừa Ân thi nhiều lần, nhưng không đỗ. Mãi tới năm khoảng 43 tuổi, ông mới đỗ Tuế cống sinh. Sau đó, ông còn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng. Năm 51 tuổi, vì cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thế không có nơi nương tựa nên việc cũng chẳng thành. Mãi đến năm 67 tuổi, ông đến Bắc Kinh để được tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ (huyện thừa) tại huyện Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về.

Ngô Thừa Ân còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Lúc đó Ngô Thừa Ân đã 70 tuổi. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ, được hơn 10 năm thì mất.

Sáng tác của ông khá phong phú, nhưng đã bị mất mát gần hết, do chỉ có một con gái và gia cảnh bần hàn, nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợp lại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm 4 quyển.

AD

Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du ký viết lúc đã ngoài 70 tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và là một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.Đương thời, khi ông còn sống, Tây du ký chưa được người đời biết đến, mãi tới sau khi ông mất nhiều năm, một người cháu ngoại họ Dương mới mang ra công bố tiểu thuyết này.

Về tác phẩm Tây du ký

Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân.

Tác phẩm tổng cộng có một trăm hồi, ra đời vào năm Vạn Lịch thứ 29 (1601), triều Minh. Sau khi Tây du ký xuất hiện, trong giai đoạn này, nhiều tác phẩm tiếp tục đề tài của Tây du ký, nhưng cốt truyện và nhân vật có thay đổi như Hậu tây du kýTục tây du ký và Tây du bổ. Trong đó, đáng chú ý và có giá trị nhất là Hậu tây du ký, không rõ tác giả.

Ngày nay, Tây du ký được xem là tác phẩm văn học đạt đến độ mẫu mực, đứng trong 4 tác phẩm văn học cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa, gọi là Tứ đại danh tác (cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần) .

Trong đó, tiểu thuyết kể về hành trình của Trần Huyền Trang đến Tây Trúc (Ấn Độ) để thỉnh kinh. Theo ông là ba đệ tử: Tôn Ngộ Không một tên khỉ do đá sinh ra; Trư Ngộ Năng – một yêu quái nửa người nửa lợn; Sa Ngộ Tĩnh –một thủy quái. Họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Bên cạnh đó, con ngựa mà Trần Huyền Trang cưỡi cũng là một nhận vật do hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã) hóa thành. Cụ thể, câu chuyện diễn ra như sau:

Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông , xưng vương ởHoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.

Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa…

Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật.Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua ông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi, nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì vậy, kinh đến Trung thổ không được toàn vẹn.

ĐHKHXH&NV

Viết một bình luận

AD
AD Sticky Ad
×