AD

Ý nghĩa hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân

Chuyến hành trình của thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc là một chuyến đi nhiều ý nghĩa. Trên suốt chặng đường đó, thầy trò Đường họ đã trải qua nhiều thử thách để có thể tìm đến chân kinh, tìm đến đạo lí, đây có thể xem là mục đích cao cả của con người. Bên cạnh đó, tác phẩm đã cho người đọc những suy tư độc đáo về một thế giới tưởng tượng đầy lí thú, kì ảo, đan xen vào đó là các yếu tố hiện thực rất gần gũi, hiện diện ngay trong đời sống. Qua đó, tác phẩm như đúc kết lên một triết lí nhân sinh, rằng con người có thể chinh phục mọi thứ nếu có sự đoàn kết, ý chí và sức mạnh.

Đám cưới người Chăm theo đạo Hồi ISLAM

Hạnh phúc luôn là con đường cuối cùng mà ai cũng muốn hướng đến, và đám cưới là cầu nối làm cho niềm hạnh phúc đó được thăng hoa. Chính vì thế, hôn nhân được xem là chuyện rất quan trong cuộc đời của mỗi người. Mỗi nơi, mỗi dân tộc lại có phong tục, nghi lễ cưới hỏi khác nhau và người Chăm theo đạo Hồi Islam cũng thế, đều có nét độc đáo riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước.

Chuyện con Mèo dạy Hải Âu bay

“Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay”.

81 kiếp nạn thử thách thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân

Tây du ký là bộ tiểu thuyết lãng mạn mang sắc thái thần thoại thành công nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Sau Tây du ký, hàng loạt tiểu thuyết thần ma yêu quái ra đời như: Phong thần diễn nghĩa, Tục Tây Du ký, Hậu Tây du ký… Tây du ký không chỉ nhân dân Trung Quốc ưa thích mà còn được dân chúng các nước Đông Nam Á, Nhật, Anh, Nga, Pháp rất ưa thích. Đặc biệt, nó càng có sức hấp dẫn và cuốn hút hơn khi được dựng thành phim. Hơn nữa, các nhân vật Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới trở thành biểu tượng cho các loại người trong xã hội.

Sử thi Odyssey – Homer

Sử thi Hy Lạp nói chung và sử thi Homer nói riêng là một loại hình văn học kể chuyện bằng thơ. Sử thi Hy Lạp, mà kết tinh cao nhất là sử thi Homer, là một thành tựu quan trọng của nền văn học Hy Lạp cổ đại. Đồng thời đây là một bút tích xưa nhất của văn học châu Âu. Sử thi Homer đạt trình độ mẫu mực, hoàn chỉnh, ghi lại một thời kì lịch sử đặc biệt quan trọng của người Hy Lạp. Nó phản ánh “một thời kì ấu thơ của nhân loại phát triển đến rực rỡ nhất, một đi không bao giờ trở lại”… thời kì chuyển tiếp từ chế độ công xã nguyên thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Nói cụ thể hơn, đó là thời kì quá độ của nền văn hóa Mixen sang nền văn hóa cổ điển Hy Lạp, thời kì đồng hóa cả bốn nhóm bộ tộc Hy Lạp, để hình thành dân tộc Hy Lạp, dân tộc trong cái ý nghĩa ban đầu, sơ khai của nó.

AD
AD Sticky Ad
×